Các hàm tra cứu thông tin trong Excel

Leave a Comment
Danh mục các hàm dùng để tra cứu thông tin
Hàm CELL
CELL() là một trong những hàm được dùng nhiều nhất khi muốn tra cứu thông tin của một cell (ô)

Cú pháp:
CELL(info_type, [reference])
info_type: Thông tin muốn tra cứu
reference: Ô muốn tra cứu thông tin, mặc định là cell đang chứa hàm CELL()
_________Khi reference là một dãy nhiều ô, hàm CELL() cho kết quả là thông tin của ô đầu tiên phía trên bên trái của dãy ô này.

Bảng tra cứu các thông số tra cứu info_type:


Khi info_type là formatCELL() sẽ cho ra kết quả là các ký hiệu tương ứng với từng kiểu định dạng theo bảng sau:
Khi info_type là prefixCELL() sẽ cho ra kết quả là các ký hiệu tương ứng với từng kiểu định dạng theo bảng sau:
Khi info_type là typeCELL() sẽ cho ra kết quả là các ký hiệu tương ứng với từng kiểu định dạng theo bảng sau:


Một số ví dụ về cách dùng hàm CELL
()
Hàm ERROR.TYPE

Dùng để kiểm tra lỗi (nếu có) khi tạo công thức

Cú phápERROR.TYPE(error_val)
error_val: giá trị muốn kiểm tra (thường là tham chiếu đến một công thức nào đó)


Bảng liệt kê các lỗi và giá trị trả về của hàm ERROR.TYPE()

Ví dụ:
Công thức tại cột E trong hình sau sẽ kiểm tra lỗi ở công thức trong cột D, và nếu có lỗi, thì báo cho ta biết tại sao bị lỗi

=IF(ERROR.TYPE(D8) <= 7, ”***CÓ LỖI Ở: “ & CELL(“address”,D8) & “ - Lý do: “ & CHOOSE(ERROR.TYPE(D8),”Dữ liệu rỗng”, ”Chia cho 0”, ”Giá trị sai hoặc định dạng không đúng”, ”Sai vùng tham chiếu”, ”Sai tên”, ”Lỗi định dạng số”, ”Lỗi dữ liệu”))

Hàm INFO
Dùng để tra cứu một số thông tin của môi trường hoạt động lúc đang làm việc với MS Excel

Cú pháp
:

INFO(text_type)

text_type: thông tin cần tra cứu

Bảng liệt kê loại thông tin cần tra cứu và giá trị trả về của hàm ERROR.TYPE
()


Ví dụ minh họa:

Nhóm Hàm IS

Nhóm hàm này gồm những hàm dùng để kiểm tra dữ liệu trong Excel.
Tất cả đều trả về giá trị TRUE nếu kiểm tra thấy đúng và FALSE nếu kiểm tra thấy sai.

Cú pháp
:
=ISBLANK(value)

=ISERR(value)

=ISERROR(value)

=ISEVEN(number)

=ISLOGICAL(value)

=ISNA(value)

=ISNONTEXT(value)

=ISNUMBER(value)

=ISODD(number)

=ISREF(value)

=ISTEXT(value)


Bảng tóm tắt cách dùng của nhóm hàm IS:

Một số ví dụ về nhóm hàm IS:
Đếm số ô rỗng trong bảng tính

Dùng công thức mảng: {=SUM(IF(ISBLANK(range), 1, 0))} với range là vùng dữ liệu cần kiểm tra.Ví dụ, trong bảng tính sau, người ta đã đếm số ô rỗng trong cột G (xem công thức ở G1):

Đếm số ô chứa những giá trị không phải là kiểu số
Dùng công thức mảng: {=SUM(IF(ISNUMBER(range), 0, 1))} với range là vùng dữ liệu cần kiểm tra.

Đếm số ô bị lỗi

Dùng công thức mảng: {=SUM(IF(ISERROR(range), 1, 0))} với range là vùng dữ liệu cần kiểm tra.
Bỏ qua những ô bị lỗi khi chạy công thức
Ví dụ: Cột Gross Margin (cột D) của bảng tính dưới đây có chứa một số ô gặp lỗi chia cho 0 (#DIV/0!), do bên cột C có những ô trống.
Để tính trung bình cộng của cột D, kể những ô có lỗi 
#DIV/0!, phải dùng công thức mảng như sau:
{=AVERAGE(IF(ISERROR(D3:D12), "", D3:D12))}
(nghĩa là nếu gặp những ô có lỗi thì coi như nó bằng rỗng)

Hàm N
N() chuyển đổi một giá trị thành một số.
Hàm này ít được dùng, và cũng không cần thiết trong công thức,
bởi vì thường thì Excel sẽ tự động chuyển đổi kiểu dữ liệu cho phù hợp với yêu cầu của công thức.
Hàm này được cung cấp trong Excel để tương thích với các ứng dụng khác.
Cú phápN(value)

Bảng mô tả các dạng value và ví dụ về hàm N()
Nếu value không phù hợp, hàm N(() sẽ trả về lỗi #VALUE!


Hàm NA

Dùng để Tạo lỗi #N/A! để đánh dấu các ô rỗng nhằm tránh những vấn đề không định trước khi dùng một số hàm của Excel.
Khi hàm tham chiếu tới các ô được đánh dấu, sẽ trả về lỗi #N/A!
Hàm này cũng ít dùng, được cung cấp để tương thích với các ứng dụng khác.


Cú phápNA()

Khi dùng, phải nhập chính xác =NA(), nếu không sẽ gặp lỗi #NAME!


Hàm TYPE

Hàm này dùng để biết loại của giá trị cần tra cứu.Cú phápTYPE(value)

Bảng mô tả các dạng value và ví dụ về hàm TYPE()

Nguồn trích:
http://www.giaiphapexcel.com/forum/showthread.php?6897-Excel%E2%80%99s-Information-Functions-C%C3%A1c-h%C3%A0m-tra-c%E1%BB%A9u-th%C3%B4ng-tin&p=47923#post47923 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét